image banner
 
HƯỚNG DẪN THEO DÕI, PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN LÚA HÈ THU NĂM 2024 - GIAI ĐOẠN LÚA TRỔ ĐẾN CUỐI VỤ

Qua kiểm tra thăm đồng của ban Nông nghiệp cho thấy,hiện nay lúa Hè thu trên các xứ đồng đang ở giai trổ bông - ngậm sữa , nhìn chung lúa sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời đây cũng là thời điểm chuyển mùa nên diễn biến thời tiết sẽ phức tạp, khó lường (mưa, giông lốc, gió mạnh,...) thuận lợi cho các sâu bệnh hại chính như: Sâu đục thân, nhện gié, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, rầy các loại,... phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng, gây thiệt hại đến năng suất, sản lượng nếu không phát hiện, tổ chức phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Để chủ động phát hiện, phòng trừ kịp thời, hiệu quả hạn chế tối đa thiệt hại do sâu, bệnh gây ra đối với sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2024, UBND xã yêu cầu các ban ngành liên quan, ban chỉ huy các xóm cùng toàn thể bà con nhân dân, thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Bà con nhân dân: Thường xuyên thăm đồng kiểm tra ruộng của gia đình mình để phát hiện phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.

2. Ban chỉ huy các xóm: Phối hợp với ban nông nghiệp Hợp tác xã, bám sát đồng ruộng để điều tra phát hiện, dự tính dự báo kịp thời sự phát sinh và mức độ gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng để hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con nhân dân các biện pháp kỹ thuật phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

3.  Biện pháp kỹ thuật phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính:

+ Đối với sâu đục thân:

Sâu đục thân hại lúa: Là một trong những loại sâu gây hại nặng nề cho cây lúa. Nếu không có những biện pháp phòng trừ sâu đục thân và quản lý hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến cho năng suất của đồng ruộng giảm sút đáng kể và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của bà con nông dân.  Khuyến cáo, bà con nông dân phun trừ sớm trên những diện tích có mật độ ổ trứng cao (từ 0,5 ổ trứng/m2  trở lên đối với lúa ở thời kỳ đẻ nhánh và 0,3 ổ trứng/m2  trở lên lúa ở thời kỳ làm đòng trở đi) bằng các loại thuốc các loại thuốc có hoạt chất như: Chlorantraniliprole (Prevathon 5SC, Voliam targo 063SC, Virtako 40WG,...), Cartap (Padan 95SP, Patox 95SP,...) phun theo liều lượng khuyến cáo (nếu mật độ ổ trứng cao > 0,5 ổ/m2 cần phun 2 lần cách nhau 5 ngày).

Anh-tin-bai

Hình ảnh: Sự phát triển vòng đời của sâu đục thân

+ Đối với bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn là một trong những bệnh hại khá phổ biến trên cây lúa nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất, phẩm chất lúa gạo khi thu hoạch. Để giúp bà con nhân dân nhận biết và phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả Ban nông  nghiệp hướng dẫn cụ thể như sau: Bà con phòng trừ trên những diện tích lúa có tỷ lệ bệnh 10% trở lên, lúa thời kỳ làm dòng đến trỗ bằng các loại thuốc có hoạt chất. Validamycin (Jinggang meizu 5-10WP, Validacin 3-5L, Vida 5WP...); Hexaconazole (Anvil 5SC,....),... phun đều vào phần thân, gốc lúa.

Anh-tin-bai

Hình ảnh: Vết bệnh khô vằn trên lá và thân cây lúa

+ Đối với  bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa :
Phun trừ sớm khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện để hạn chế tác hại của bệnh bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Oxolinic acid (Starner 20WP,...); Ningnamycin (Kozuma 5WP,...); Bronopol (Xantoxin 40WP, Totan 200WP,...); Bismerthiazol (Xanthomix 20WP,...); Kasugamycin (Kasumin 2SL,...); phun theo lượng khuyến cáo và phun lại lần 2 cách 5 - 7 ngày nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh, phát triển.
Lưu ý: Không sử dụng kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá trên diện tích lúa đã và đang nhiễm bệnh.

Anh-tin-bai

Hình ảnh: Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa

+ Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:
Trên diện tích lúa trước trổ theo dõi và khuyến cáo phun trừ trên các diện tích có mật độ từ 1.000 con/m trở lên bằng một trong các loại thuốc nội hấp sau: Chess 50WG, Oshin 20 WP, Elsin 10 EC, Sutin 50 SC, Chatot 600 WG, Cyo super 200 WP,... phun theo liều khuyến cáo. Trên diện tích lúa sau trỗ đến chín sáp phun trừ khi có mật độ rầy từ 2.000con/m2  trở lên bằng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, xông hơi như: Penaltygold 40 EC, Bassa 50 EC, Taron 50 EC, Diditox 40 EC... cộng với thuốc nội hấp để giảm nhanh mật độ chống cháy rầy. Khi phun cần đảm bảo đủ lượng nước thuốc (24 - 30 lít/500m2) rẽ lúa thành băng và phun ướt đều vào phần thân, lá lúa.

Anh-tin-bai

Hình ảnh: Ruộng lúa bị rầy hại

Bên cạnh đó bà con cần kiểm tra theo dõi các đối tượng gây hại lúa khác như Bọ xít, Cào cào, Châu chấu, Chuột … để phòng trừ kịp thời.

Tác giả bài viết: Ban nông nghiệp xã

BẢN ĐỒ XÃ TĂNG THÀNH - HUYỆN YÊN THÀNH
Lịch Làm Việc
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ  UBND XÃ TĂNG THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban Biên Tập
Trụ sở: Xã Tăng Thành, Huyện Yên Thành, Nghệ An
Điện thoại: 0984964009 - Mail:  daovan009@gmail.com